Trung Tâm Y Tế Huyện Lộc Bình Kính Chào Quý Khách           Hãy dành cho trẻ những điều tốt đẹp nhất            KỶ NIỆM 65 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM (27/02/1955 - 27/02/2020)           

Hoạt động chuyên môn

TRUNG TÂM Y TẾ LỘC BÌNH CẤP CỨU THÀNH CÔNG 4 BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC NẤM RỪNG

28-08-2020

 

TRUNG TÂM Y TẾ LỘC BÌNH CẤP CỨU THÀNH CÔNG 4 BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC NẤM RỪNG

 

              Khoảng 21 giờ ngày 20/8/2020, Khoa Hồi sức cấp cứu thuộc Trung tâm Y tế Lộc Bình đã tiếp nhận 01 ca ngộ độc nấm rừng, cụ thể  là 4 người trong gia đình ông Hoàng Văn C sinh năm 1969 trú tại xã Tú Mịch vào khoa , trong tình trạng : đau đầu, chóng mặt, da tái xanh, khó thở, tim đập nhanh, nôn mửa, mệt nhiều.

Qua khai thác các bệnh nhân, được biết : Sau khi ăn bữa cơm chiều có món nấm màu trắng hơi nâu hái ở rừng về chế biến, sau bữa ăn khoảng 3 tiếng đồng hồ, lần lượt ông C và 3 người trong gia đình có biểu hiện đau bụng, nôn mửa, chóng mặt, khó thở. Ông C cùng 3 người thân được đưa vào Trung tâm Y tế Lộc Bình trong tình trạng nguy hiểm.

 

Tiếp nhận các bệnh nhân, TTYT huyện Lộc Bình đã nhanh chóng tiến hành xử trí và truyền dịch lợi tiểu để đẩy chất độc ra ngoài nên các bệnh nhân đã qua cơn nguy hiểm. 

Cùng ngày, đơn vị cũng tiếp nhận thêm 01 trường hợp khác cũng bị ngộ độc thực phẩm nghi do ăn nấm lạ là chị Lương Huyền T (1995) trú tại xã Khuất Xá, các bác sĩ đã tiến hành súc ruột, rửa dạ dày và truyền dịch lợi tiểu để đẩy chất độc ra ngoài nên bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.

Sau gần 2 ngày được chăm sóc tích cực, tất cả 4 bệnh nhân đã hoàn toàn bình phục và được cho về nhà.

 

Có nhiều loại nấm có thể ăn được nhưng nhiều loại nấm cũng là “án tử” cho  những người ăn phải.

Bác sỹ Vy Văn Sinh, Phó khoa An toàn vệ sinh thực phẩm, TTYT Lộc Bình cho biết: “Tình trạng ngộ độc nấm thường xảy ra rầm rộ vào mùa xuân, mùa hè, đặc biệt tại các tỉnh miền núi. Trong vòng từ cuối tháng 7 cho tới nay, TTYT Lộc Bình đã tiếp nhận và cấp cứu 07 ca ngộ độc do nấm rừng gây ra. Trên thực tế có hàng nghìn loại nấm. Tuy nhiên, số loại nấm độc không nhiều, nhưng để phân biệt giữa nấm độc với không độc rất khó, với người dân thường xuyên nhầm lẫn, kể cả với chuyên gia cũng có thể nhầm. Vì vậy người dân hái nấm hoang ăn rất dễ bị ngộ độc”.

Nấm độc nhất gây tử vong thường là nấm trông đẹp, bắt mắt và ngon. Do đó, người dân tuyệt đối không hái nấm hoang dại ăn. Nấm hoang dại kể cả nấm màu trắng, nấm nhìn có lành và ngon đến mấy, thậm chí ai đó quả quyết là loại nấm không độc thì cũng không ăn...

Ngộ độc nấm gồm có biểu hiện sớm và muộn. Biểu hiện sớm thường xuất hiện sau khi ăn từ 30 phút đến 2 giờ, tối đa là 6 giờ và biểu hiện muộn xuất hiện sau khi ăn từ 6 đến 40 giờ, trung bình 12 giờ.

Mức độ ngộ độc tùy thuộc vào các loại nấm. Dấu hiệu ngộ độc thường xuất hiện sau khi ăn nấm 20 - 30 phút. Nạn nhân thấy nôn nao, khó chịu, có khi đau bụng dữ dội hoặc nôn ra máu, đi ngoài nhiều lần, phân có mùi hôi tanh; người mệt nhừ, lạnh toát, có khi nổi mẩn đỏ; nếu nặng thì co giật, hôn mê. Các triệu chứng xuất hiện càng chậm thì mức ngộ độc càng nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Ngộ độc nấm xuất hiện chậm quá 6 giờ sau ăn, có nghĩa là khi đó các chất độc đã vào sâu cơ thể, các biện pháp cấp cứu ban đầu gần như hết tác dụng. Bệnh nhân đến viện muộn, bị tổn thương đường tiêu hóa, viêm gan, suy thận rất dễ tử vong, tỉ lệ tử vong thường rất cao tới 50% hoặc có thể hơn.

Để phòng tránh ngộ độc nấm, Trung tâm Y tế Lộc Bình khuyến cáo người dân chú ý những điểm sau:

Không ăn nấm rừng và nấm mọc tự nhiên khi không biết đó là nấm độc hay nấm không độc. Kiểm tra nấm thật kỹ trước khi nấu, khi biết chắc chắn nấm ăn được, ăn nấm không nên uống rượu, có một số nấm không độc nhưng có chứa những thành phần gây ra phản ứng hóa học

 Nguyễn Huyền Chi – Kế hoạch Nghiệp vụ

Tin liên quan